Lịch sử Abadan, Iran

Abadan được cho là đã phát triển thành một thành phố cảng chính dưới sự cai quản của nhà Abbasid. Trong khoảng thời gian này, thành phố là nơi cung cấp muốithảm dệt[1]. Sự lắng đọng bùn lưu vực sông khiến cho thành phố phải dời xa vùng nước; Tuy nhiên, trong thế kỷ 14, Ibn Battutah miêu tả Abadan chỉ là một cảng nhỏ ở một đồng bằng phẳng đầy muối[1]. Về mặt chính trị, Abadan thường xuyên là nơi tranh chấp giữa các nước láng giềng; năm 1847, Ba Tư chiếm nơi này, và nhà nước Abadan vẫn tồn tại bên trong Ba Tư. Từ thế kỷ 17 về sau, đảo Abadan là một phần đất của bộ lạc Ả rập Ka'ab (Bani Kaab). Một nhóm của bộ lạc này là Mohaysen, đặt tổng hành dinh tại Mohammara (ngày nay là Khorramshahr), cho tới khi Shaikh Khaz'al Khan bị lật đổ vào năm 1924.[3]

Từ trước thế kỷ 20 những vùng đất giàu dầu mỏ đã được phát hiện trong khu vực. Năm 1910, dân số tại đây vào khoảng 400 người. Công ty Dầu Anh-Ba Tư xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của họ tại trạm cuối đường ống dầu Abadan, công trình bắt đầu vào năm 1909 và hoàn thành vào năm 1913 (xem Nhà máy lọc dầu Abadan). Cho đến năm 1938, đây là nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Cho đến thời điểm đó, đây vẫn là một cơ sở lọc dầu mỏ rộng lớn. Những cơ sở này cần một số lượng dân số lớn ở thành phố là hơn 220.000 người vào nămn 1956 cần cho hoạt động khai thác dầu[1].

Chỉ có 9% số nhân viên quản lý của công ty là đến từ Khuzestan. Tỉ lệ người bản xứ từ Tehran, Caspian, AzarbaijanKurdistan chiếm 4% số công nhân tại xưởng, 22% nhân viên văn phòng và 45% of số quản lý. Do đó, trong khi những người nói tiếng Ả rập được tập trung vào các vị trí thấp trong lực lượng lao động, các quản lý có xu hướng đến từ các tầng lớp trên.[3]

Trong Thế chiến II, Abadan là một trung tâm hậu cần trong chương trình Lend-Lease theo đó các máy bay sẽ được gửi đến Liên Xô từ Hoa Kỳ.[4]

Ngày 19 tháng 8 năm 1978—trong dịp kỷ niệm cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn của nhóm Shah lật đổ vị Thủ tướng Iran theo chủ nghĩa Quốc gia và được sự ủng hộ đông đảo của dân chúng, Ông Mohammed Mossadegh— tại Cinema Rex, một rạp chiếu phim ở Abadan, Iran, một nhóm bốn người cảm tình viên của Cách mạng Hồi giáo đã đặt bom nhằm giúp phát động một cuộc Cách mạng Hồi giáo. Cảnh sát địa phương tại Abadan đã phát hiện ra âm mưu, và bắt đầu tình nghi Hossein Takbali-zadeh và các đồng phạm của anh ta, cảnh sát cũng tổ chức theo dõi hoạt động của họ khi nhóm người này bước vào Cinema Rex. Cảnh sát quyết định tiếp tục theo dõi và theo dấu nhóm này sau khi họ rời khỏi rạp chiếu phim. Vụ việc này kết thúc dẫn đến Đám cháy Cinema Rex, khiến 350 người chết. Trong phiên tòa, Hossein Takbali-zadeh khai tên ba đồng phạm là Faraj, Falah, và Yadollah cũng đã bị thiêu rụi trong đám cháy. Tờ báo theo khuynh hướng cải cách Sobhe Emrooz đưa tin trong một bài xã luận rằng Cinema Rex bị đốt cháy bởi những người hồi giáo cấp tiến. Tờ báo lập tức bị đóng cửa ngay sau đó.

Vào tháng 12 năm 1980, Abadan gần như bị tràn ngập bởi một cuộc tấn công bất ngờ từ vào Khuzestan thực hiện bởi Iraq, đánh dấu sự bắt đầu chiến tranh Iran–Iraq. Trong vòng 18 tháng, Abadan bị bao vây, nhưng từng một lần bị chiếm giữ bởi lực lượng Iraq. Phần lớn thành phố, bao gồm cả nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới với năng suất 680.000 thùng mỗi ngày, đã bị tàn phá nặng nề học phá hủy bởi cuộc bao vây và dội bom. Trước chiến tranh, dân số thành phố và khoảng 300.000 người, nhưng khi trước khi cuộc bao vây kết thúc phần lớn dân chúng đã rời bỏ thành phố và tìm các nơi tị nạn khác ở Iran.

Sau chiến tranh, vấn đề lớn nhất là phải xây dựng lại nhà máy lọc dầu ở Abadan. Năm 1993, nhà máy lọc dầu bắt đầu hoạt động hạn chế và việc xuất cảng được tái thực hiện. Đến năm 1997, nhà máy lọc dầu đã đạt sản lượng tương đương với trước chiến tranh. Gần đây, Abandan trở thành nơi diễn ra các hoạt động đấu tranh của công nhân bằng việc đình công nhằm phản đối các khoản lương không được trả và tình hình chính trị của đất nước.[5]

Các sự kiện gần đây

Nhằm kỷ niệm sự kiện nhà máy lọc dầu ở Abadan đạt mốc 100 năm, chính quyền thành phố đang lên kế hoạc lập một bảo tàng dầu."[6] Nhà máy lọc dầu Abadan đã được in trên mặt trái của tờ giấy bạc 100-rial của Iran vào năm 1965 và từ năm 1971 đến năm 1973.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Abadan, Iran ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/TABLE... http://www.abadanastro.com/indexen.html http://digitalspirit.blogspot.com/2007/10/in-south... http://search.eb.com/eb/article-9003216 http://books.google.com/books?id=NuP7ATq9nWgC&pg=P... http://www.iranica.com/articles/search/searchpdf.i... http://www.abadan-ref.ir/ http://www.put.ac.ir/WebUI/uniform/Default.aspx http://www.chn.ir/en/news/?id=5870&section=2 http://www.ostan-kz.ir/en/albumdetail_aen_i_1.html